HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA TRẺ MẦM NON

Thứ năm - 26/11/2020 10:07
Hoạt động lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẫm chất của người lao động mới : yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện.
ảnh lao động 1
ảnh lao động 1
Hoạt động lao động đối với trẻ mầm non không chỉ là nhiệm vụ của các cô giáo trong trường mà đồng thời phải từ chính gia đình trẻ.Trong thời đại hiên nay, các gia đình cũng bằng cách này cách khác để giáo dục trẻ yêu lao động, nhưng con trẻ vẫn ngại làm việc hoặc chỉ thực hiện các nhiệm vụ một cách miễn cưỡng. Để con hứng thú với lao động thì đầu tiên bố mẹ hãy là tấm gương chuẩn mực và là người truyền tình yêu lao động cho con trẻ. Bên cạnh đó thì việc trẻ ở trường các cô giáo phải tạo cơ hội cho trẻ làm quen với động từ những việc đơn giản từ những hoạt động cá nhân hay tính lao động tập thể để trẻ có thói quen biết lao động
  Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ các mặt sau đây:
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục trí tuệ
  • Giáo dục đạo đức
  • Giáo dục thẩm mĩ
  • Giáo dục lao động.
Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương pháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng thời kì.
 
Hoạt động lao động là nội dung quan trong trong giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, nội dung và yêu cầu hoạt động lao động có sự khác nhau. Ở lứa tuổi mầm non, nội dung hoạt động lao động là những kĩ năng lao động đơn giản gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ và thường đặt ra ở lứa tuổi mẫu giáo là chính. Do vậy ở mục này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
Hoạt động lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện diễn ra thuận lợi:
Đối với giáo dục thể chất. Trong khi lao động, tất cả các quá trình hô hấp, tuần hoàn, trao đổi chất đều được tăng cường. Đồng thời, hoạt động lao động làm giảm bớt sự mệt mỏi trí óc của trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, hài hoà.
– Đối với giáo dục đạo đức. Giáo dục lao động góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức như lòng yêu lao động, quý trọng người lao động, sẵn sàng lao động không những cho mình, cho người thân mà còn vì lợi ích chung của tập thể, cho xã hội và từ đó hình thành ở trẻ tính mục đích, tính kiên trì, tính độc lập, tinh thần vượt khó khăn và óc sáng tạo; giúp trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản; hiểu rõ vai trò lao động trong đời sống; hình thành các quan hệ tập thể trong lao động, tinh thần tương trợ và niềm vui cho kết quả chung của tập thể.
– Đối với giáo dục trí tuệ. Ảnh hưởng của lao động đến sự phát triển trí tuệ thể hiện ở chỗ, trong quá trình lao động, trẻ trực tiếp sử dụng công cụ lao động, thực hành lao động, qua đó, trẻ nắm được tính chất của các vật liệu và những tri thức về đối tượng lao động. Chẳng hạn, qua chăm sóc cây trồng, vật nuôi, trẻ biết được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của chúng và vai trò của lao động đối với sự sinh trưởng, phát triển. Từ đó, góp phần phát triển khả năng chú ý, quan sát và vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách sáng tạo. Việc vận dụng vào thực tiễn các kiến thức giúp cho những kiến thức của trẻ về thế giới xung quanh vững chắc hơn.
Đối với giáo dục thẩm mĩ. Mối quan hệ tương hỗ giữa giáo dục lao động và giáo dục thẩm mĩ thể hiện ở chỗ, trong lao động, trẻ thường hướng vào việc tạo ra những sản phẩm đẹp. Đồng thời, khi lao động, nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ phân biệt được sản phẩm đẹp với sản phẩm xấu; biết yêu quý, gìn giữ cái đẹp, muốn sống theo cái đẹp.

ảnh lao động 1


 
ảnh lao động 2
 

Tác giả bài viết: Tồng Thị Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay34
  • Tháng hiện tại3,185
  • Tổng lượt truy cập190,121
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính