Những nỗi niềm của giáo viên vùng cao

Giáo viên vùng cao ôm trong mình biết bao nỗi niềm. Chỉ có thể là người trong cuộc mới có thể thấu hiểu được những cống hiến, tình yêu lớn lao của họ đối với nghề.

Những nỗi niềm của giáo viên vùng cao

Ở vùng cao gian khổ, mặc dù chật vật đủ đường nhưng có một điều khiến các cô luôn lay động trái tim mình. Đó là tình yêu thương lớn lao đối với trẻ, tâm huyết với nghề đã chọn, đó là những ánh mắt thơ ngây , đau đáu khát khao được học con chữ của các em vùng cao. Đó là niềm mong ước nhỏ, giúp các em lớn lên “ làm người”, thoát khỏi cảnh đói rách, thiếu thốn. Những đưa trẻ ấy ai có những ước mơ, hoài bão của riêng mình. Đừng vì nghĩ các em ở vùng sâu vùng vùng xa mà gạt đi cơ hội được phát triển bản thân. Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm, khi những chiếc lá đào, lá mận rụng xuống thì dòng  suối bắt đầu cạn nước . Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của đá và của núi rừng. Nhiều ngày nhiều tuần có khi trời còn không nắng, sương mù bao phủ, mùa đông nhiệt độ luôn chênh lệch với miền xuôi từ 5 đến 7 độ cho nên các em trên này đi học rất khó khăn. Khi cái lạnh cắt da cắt thịt kéo về, cũng là lúc các cô giáo vùng cao luôn thấy nhói lòng khi nhiều em đi học vẫn còn trong cảnh là quần áo không đủ ấm, đi chân trần, rét run cầm cập, những đôi bàn tay bé bỏng đỏ ừng. Niềm mong ước của các cô giáo là mong muốn được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành cần lắm những chương trình áo ấm mùa đông để giúp các em đến trường trong mùa đông giá rét này được ấm hơn. Tâm huyết với sự nghiệp trồng người , hết lòng với học sinh, nhiều giáo viên đã không quản ngại khó khăn vất vả để lên vùng cao dạy chữ và mong muốn các con lớn lên khỏe mạnh, chăm ngaon học giỏi, nghe lời ông bà bố mẹ và các cô. Cuối năm trời chấm mưa phùn có hôm mưa rất to, con đường đến lớp của các cô càng trở nên vất vả hơn , con đường đến lớp sao trở nên xa vời và khó khăn hơn , cô giáo cắm bản bê bết bùn vì ngã xe trên đường đến lớp hàng ngày, có hôm không đi được phải đi bộ bao nhiêu km để đến lớp. Đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hàng ngày từ việc đón trẻ, vệ sinh cá nhân, giấc ngủ, dạy tiếng, dạy múa, dạy nói, dạy chữ cho trẻ đều được các cô chăm lo tận tình, trách nhiệm như chính những đứa con yêu quý của mình. Sự cống hiến của các cô giáo vùng cao nói chung và toàn tỉnh Điện Biên nói riêng không thể kể hết bằng lời, chỉ có tận mắt chứng kiến, thì mới cảm nhận hết những gian khổ và sự hi sinh vì sự nghiệp trồng người ở những nơi vùng cao, biên giới đầy gian khổ.





  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay155
  • Tháng hiện tại2,621
  • Tổng lượt truy cập189,557
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính