Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu

Thứ sáu - 27/11/2020 20:26
Mùa xuân ai đi hái hoa?" - Trong muôn vàn nghề, nhiều khi cũng không hiểu tại sao mình lại chọn nghề Giáo viên mầm non. Gần 5 năm làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy đã khiến tôi không ít lần phải rơi nước mắt, nhưng cũng có bao niềm vui hạnh phúc khi thấy lớp lớp trẻ thơ trưởng thành qua sự chăm sóc dạy dỗ của cô. Phải chăng tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi cùng bao cô giáo mầm non vượt qua khó khăn của nghề mà mình đã chọn.
Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu
Tốt nghiệp lớp 12 trường THPT, cũng như các bạn cùng trang lứa háo hức lựa chọn trường cao đẳng, đại học mà mình thích, bản thân tôi chỉ nghĩ đơn giản học trường sư phạm mẫu giáo để sau đi dạy trẻ nhỏ vì các bé rất ngoan ngoãn xinh xắn, hằng ngày được học tập vui chơi với lũ trẻ hồn nhiên, trong sáng. Suy nghĩ đó đã dần được thay đổi ngay sau khi bước vào là sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Hệ thống giáo trình và sự đào tạo rèn luyện khắt khe nghiêm túc của ngôi trường đó đã khiến tôi hiểu rằng việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Ngoài các môn năng khiếu: vẽ, đàn, hát, múa để trở thành giáo viên mầm non, sinh viên phải học tất cả các bộ môn đại cương của Bộ GD&ĐT ban hành đồng thời học tất cả các môn phương pháp chuyên ngành, từ việc dạy trẻ hát múa như thế nào, vẽ ra sao, thể dục, ăn, uống, sinh hoạt... giáo viên được đào tạo rất kỹ, rất đầy đủ cả về tư tưởng lẫn đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn. Công việc càng khó khăn hơn nữa khi chúng tôi tham gia các đợt kiến tập, thực tập ở các trường mầm non để rèn luyện tay nghề. Cả ngày quần quật với bao nhiêu công việc ở lớp nơi chúng tôi đến thực tập, tối về lại thức thật khuya để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và soạn giáo án… sự vất vả đó đã khiến nhiều bạn muốn bỏ cuộc.
 
 
Khi tốt nghiệp ra trường và về làm giáo viên ở lớp mẫu giáo, bản thân tôi càng thấy sự vất vả của nghề “làm dâu trăm họ”. Từ 6h30 sáng, tôi cùng các đồng nghiệp phải có mặt ở trường, vệ sinh lớp, lau dọn, sắp xếp bàn ghế để đón trẻ. 8h, bắt đầu dạy theo chương trình, nào hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Tất cả phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần theo quy định. Sau đó, cho các con vệ sinh rửa tay, lau mặt, cho trẻ ăn, các con đi vệ sinh rồi cô cho các con ngủ. Buổi chiều lại quy trình cho trẻ dậy, sau đó ăn phụ, tổ chức các hoạt động chiều ôn luyện kiến thức, lao động, vui chơi và vệ sinh trả trẻ. Trẻ mầm non không giống các lứa tuổi khác, các con sống theo cảm xúc, vui thì cười, buồn thì khóc, có khi bạn chỉ trêu đùa cũng khóc, hoặc bỗng dưng nhớ mẹ cũng khóc, lúc đó cô giáo phải lại ôm ấp, vỗ về các con và động viên trẻ. Cô giáo thật sự rất vất vả, cứ luôn chân luôn tay với các công việc và phải để ý liên tục đến các cháu, vì trẻ lứa tuổi mầm non rất hiếu động, chạy nhảy vận động nên rất dễ bị ngã xây xước chân tay. Cuối ngày, có thể có cháu được đón muộn do phụ huynh có việc bận đột xuất, cô lại là người cùng trẻ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Việc đi sớm về muộn mỗi ngày cũng là chuyện thường xuyên với cô giáo mầm non.

ảnh thao giảng
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Ha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay84
  • Tháng hiện tại2,550
  • Tổng lượt truy cập189,486
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính