Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mần non.
Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi là một bước quan trọng trong việc hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có khả năng học hỏi và làm theo các hướng dẫn cơ bản. Để giúp trẻ rửa tay đúng cách hãy dạy trẻ về tầm quan trọng của việc rửa tay: Giải thích đơn giản cho trẻ hiểu tại sao phải rửa tay (ví dụ: "Rửa tay sẽ giúp con khỏe mạnh, không bị đau bụng hay cảm cúm"). Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ngoài trời, hay sau khi ho/hắt hơi.
Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển.
Như chúng ta đã biết nếu muốn giáo dục toàn diện một con người thì phải rèn giũa ngay từ bậc học đầu tiên “ Bậc học Mầm non” bởi giai đoạn mầm non là giai đoạn ươm mầm, hình thành nền tảng cho việc phát triển kiến thức, ngôn ngữ, lối sống của trẻ. Do đó, chương trình giáo dục mầm non có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ trong đó việc giáo dục bảo vệ môt trường là tiền đề quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Việc này không những giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức mà còn giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, hành động bảo vệ môi trường xung quanh, rèn kỹ năng sống hàng ngày cho trẻ và đặc biệt là giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị mà môi trường sống mang lại.
Ở lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ được “Học mà chơi – Chơi mà học”. Vì thế, cần tạo môi trường để trẻ được trải nghiệm thực tế, vui chơi, từ đó tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả hơn. Các hoạt động ngoài trời mở ra không khí trong lành, trải nghiệm mới mẻ hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ
BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ MẦM NON
Mùa hè là thời điểm số vụ tai nạn đuối nước trẻ em gia tăng do trẻ em bước vào kỳ nghỉ hè vì vậy các gia đình cần nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng tránh đuối nước cho trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây đuối nước
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRẺ MẪU GIÁO
Các bậc phụ huynh thân mến! Chắc chắn khi các bậc phụ huynh đưa con đến trường không khỏi quan tâm lo lắng rằng “Ở trường con mình được cô giáo dạy dỗ như thế nào? Được học, được chơi gì? Ăn, ngủ ra sao? Vệ sinh như thế nào?”
Như chúng ta đã biết nếu muốn giáo dục toàn diện một con người thì phải rèn giũa ngay từ bậc học đầu tiên “ Bậc học Mầm non” bởi giai đoạn mầm non là giai đoạn ươm mầm, hình thành nền tảng cho việc phát triển kiến thức, ngôn ngữ, lối sống của trẻ. Do đó, chương trình giáo dục mầm non có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ trong đó việc giáo dục bảo vệ môt trường là tiền đề quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Việc này không những giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức mà còn giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, hành động bảo vệ môi trường xung quanh, rèn kỹ năng sống hàng ngày cho trẻ và đặc biệt là giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị mà môi trường sống mang lại.
Lao động vệ sinh: là hình thức lao động cho trẻ tham gia cùng cô vào việc vệ sinh lớp học, lau rửa đồ dùng, đồ chơi, lau lá cây, …. Khi tham gia hoạt động này sẽ giúp trẻ lĩnh hội nhận biết được những kiến thức, những hành động, việc làm của cô giáo và qua những lần trải nghiệm thực tế sẽ hình thành trong trẻ các kỹ năng: Nghe, hiểu, phát triển tư duy, tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và lòng nhân ái ở trẻ
Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đủ về vật chất, mà điều quan trọng ở đây là nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa cả về tinh thần lẫn vật chất, nhằm giúp trẻ sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.
Môi trường xanh, sạch, đẹp là một môi trường sạch từ không khi, sạch từ cây cỏ. Bởi vì môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, đem lại sự sống cho con người và sinh vật. Sự sống của môi trường chúng ta phụ thuộc vào chính ý thức bảo vệ môi trường của mỗi tổ chức, tập thể và cá nhân chúng ta nơi đang ở, học tập và làm việc. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và bản thân mỗi giáo viên. Ở đó cô và trò luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Trẻ đến trường luôn được các cô giáo dục bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể trẻ.
Nhằm củng cố lại phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường MN, ngày 01/02/2024 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông đã tổ chức chuyên đề “sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” phối hợp với Trường mầm non Háng Trợ tổ chức chuyên đề cấp huyện: "Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ trong trường mầm non.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được ‘‘Học mà chơi - Chơi mà học’’. Đặc biệt hoạt động chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi được ra hoạt động ngoài trời trẻ không những được hít thở không khí trong lành mà còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.
Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Vì thế việc tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ, bổ ích.
Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, giúp cho trẻ không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ có kĩ năng phản xạ, phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẩm mĩ…Chính vì thế trong năm học Trường Mầm non Sư lư nói chung bản thân nhóm lớp tôi giảng dạy nói riêng luôn tăng cường đưa các trò chơi dân gian vào chương trình chăm sóc giáo dục ở hoạt động chơi (trò chơi mới, dạo chơi ngoài trời), hoạt động học (gợi mở, tích hợp, trò chơi bổ trợ).
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ khi nói đến thể lực của chúng ta có thể nghĩ rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao...
Việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt, rèn tố chất khéo léo.
Như chúng ta đã biết, hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất. Tai nạn đuối nước thường xảy ra trong dịp nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ lễ… do chủ quan không nghĩ tới hậu quả và những tai nạn thương tâm đáng tiếc cho bản thân gia đình và xã hội.
Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi trẻ mầm non.
Khi có sự xâm nhập đột ngột của nước hoặc chất dịch vào đường thở như: Mũi, miệng, khí quản, phế quản, phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị chết hoặc để lại di chứng rất nặng nề.
Thể dục sáng là một hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, bao gồm các động tác trong bài tập phát triển chung. Thể dục sáng được tổ chức vào buổi sáng ngay sau giờ đón trẻ nhằm mục đích tạo cho trẻ thói quen luyện tập, hoạt động này ngoài việc rèn luyện sức khỏe, thói quen tốt còn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, sự hứng khởi để sẵn sàng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách thu hút trẻ nhằm giúp trẻ chú ý, tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, sinh động, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với trẻ đặc biệt là phải đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi.
Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết để làm, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tìm ra những nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi.
“Trẻ em như búp trên cành”, như những mầm non nhỏ bé cần được che chở và bao bọc. Chúng chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm xung quanh mình. Chính vì vậy, các cơ sở mầm non cần đảm bảo cho các bé được sống trong một môi trường an toàn cả về sức khỏe, tinh thần và tính mạng. Nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.