Hoạt động tự làm đồ dùng dạy học đã trở thành một việc làm thường ngày của cô giáo mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, cũng như phục vụ cho phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với nhiều sản phẩm đẹp mắt , sáng tạo, có giá trị áp dụng cao, đặc biệt nhiều loại đồ dùng được làm từ nguyên vật liệu phế thải, dễ kiếm, rẻ tiền.
Đề ra kế hoạch lao động nhằm thực hiện công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường, triển khai các nhiệm vụ về xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, trường học thân thiện, học sinh tích cực. Giáo dục học sinh biết lao động tự phục vụ, có ý thức bảo vệ, làm đẹp trường lớp
Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình một trong những hoạt động giáo dục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển, hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt, rèn tố chất khéo léo.
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình đoàn kết, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau trong các trò chơi.
Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời con người.
Giáo dục âm nhạc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ mầm non. Âm nhạc chính là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ, đặc biệt sự đa dạng, phong phú của âm nhạc còn mang đến nhiều lợi ích kỳ diệu cho trẻ.
Hoạt động lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẫm chất của người lao động mới : yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện.
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.
Trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3-5 tuổi là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Vì thế việc tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ, bổ ích.
Hoạt động lao động của trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách của trẻ phát triển một cách toàn diện.
Thông qua hoạt động lao động nhổ cỏ đòi hỏi trẻ phải hoạt động bằng tay, di chuyển bằng chân như vậy các quá trình trong cơ thể phải hoạt động theo sự lao động của trẻ.
- Trước những diễn biến theo xu hướng của tình hình dịch bệnh, trường chúng tôi vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường, đến lớp hằng ngày. Mặc dù do dịch bệnh Covid-19 hiện tại, tại Tỉnh Điện Biên đang diễn ra rất phức tạp. Trường chúng tôi đã tuyên truyền một số cẩm nang để các bậc phụ huynh hướng dẫn cho các em học sinh chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh lây bệnh cho những thành viên trong gia đình và cộng đồng.
Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của lớp và khả năng của trẻ, đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để làm được điều này điểm bản Trung Phu trường mầm non Sư Lư Xã Na Son Điện Biên Đông thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm"
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Thể dục buổi sáng đối với trẻ là hoạt động tập thể đầu tiên để khởi động cho một ngày mới tại trường mầm non, hoạt động này ngoài việc rèn luyện sức khỏe, thói quen tốt còn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, sự hứng khởi để sẵn sàng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
Như chúng ta đã biết. “Nếu muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết giáo dục học phải hiểu biết con người về mọi mặt”, giáo dục có nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm sụ phát triển toàn diện của trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống. Để làm được nhiệm vụ này giáo dục phải biết những luật chung của sự phát triển, biết ảnh hưởng của những điều kiện, phương tiện và phương pháp giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. Nếu không có những hiểu biết này, những ảnh hưởng của giáo dục sẽ kém hiệu quả và phải mất nhiều thời gian mới tìm ra con đường tốt. Sự phát triển ý thức và toàn bộ nhân cách của con người đang trưởng thành không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Nhưng nguyên nhân của nó nằm trong nội dung và sự tổ chức cuộc sống cho trẻ là phạm trù của giáo dục.
Chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung bậc học Mầm non nói riêng. Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay theo hướng giáo dục mầm non mới…dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu nhưng chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng phát triển đồng đều theo 5 lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất. Việc hình thành thói quen giao tiếp ứng xử cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổ chức hoạt động học có chủ đích nhằm giúp cung cấp cho trẻ những kiến thức mới và trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động cô tổ chức. Các kiến thức cô cung cấp sẽ được củng cố lại bằng các trò chơi, các hoạt động. Mỗi một hoạt động học tập đều nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thể như: Hoạt động làm quen chữ viết, làm quen với các biểu tượng toán, làm quen với các tác phẩm văn học, hoạt động tạo hình.....Các hoạt động có vẻ như rời rạc nhưng thật ra chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, giúp trẻ húng thú hơn với các hoạt động học tập.
Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình chăm sóc, giáo dục mần non. Công tác đón và trả trẻ cũng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non.
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách thu hút trẻ nhằm giúp trẻ chú ý, tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Rửa tay thường xuyên để bảo vệ sức khỏe. Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn vi trùng lây lan. Hãy suy nghĩ về tất cả những thứ mà bạn chạm vào ngày hôm nay, từ điện thoại đến nhà vệ sinh. Bất cứ điều gì bạn làm hôm nay bạn đã tiếp xúc với vi trùng. Một mầm bệnh dễ dàng lọt vào tay bạn và với một cách đơn giản mầm bệnh đó được đưa vào trong miệng của bạn.