Mầm Non Sư Lư- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnsulu.pgddienbiendong.edu.vn


Bài trang web tháng 11

Như một lẽ tự nhiên, như một quy luật, hàng năm cứ đến ngày 20/11, chúng ta lại hướng về những người thầy, người cô với những tình cảm tri ân đặc biệt
Đây là những người lái đò thầm lặng, tận tâm và đầy trách nhiệm chở khách qua sông, những người lái đò ấy đã chở đầy kiến thức vượt qua bao khó khăn đưa con đò cập bến tương lai. Những người khách cập bến bình yên nhưng vẫn còn đau đáu nhớ về người lái đò đáng kính đã có nhiều công sức và tình yêu thương để nâng cánh cho ta bay xa trên bầu trời tri thức. Chính vì vậy khi nói về nghề dạy học, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý ” 
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và cũng là bậc học đặt những viên gạch hồng trong nền móng hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ. Để mỗi đứa trẻ phát triển một cách hài hòa nhất không thể thiếu công lao của các cô giáo mầm non - người mẹ hiền thứ 2 của các con. Có thể nói thời gian các con ở bên cô giáo còn nhiều hơn với các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy các cô luôn đặt ở trẻ rất nhiều tình yêu thương, coi trẻ như con, cháu ruột thịt của mình. Các con được sống trong một môi trường giáo dục tràn ngập sự yêu thương của cô giáo.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Người xưa từng răn day: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Điều đó cho thấy người xưa luôn coi trọng tình cảm và công lao của thầy dù người đó dạy ta 1 chữ, nửa chữ hay dạy ta trong một thời gian dài thì đều có ơn và đều được coi là thầy ta. Chính vì thế mà dân gian có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Người xưa từng răn day: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Điều đó cho thấy người xưa luôn coi trọng tình cảm và công lao của thầy dù người đó dạy ta 1 chữ, nửa chữ hay dạy ta trong một thời gian dài thì đều có ơn và đều được coi là thầy ta. Chính vì thế mà dân gian có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Thời phong kiến vị trí của người thầy đặc biệt quan trọng, thầy được coi như cha mẹ và khi thầy ốm đau hay qua đời thì trò cũng có tránh nhiệm lo tang ma như một người con.
Tục ngữ có câu “không thầy đó mày làm nên” hay Nguyên Trãi – danh nhân văn hóa thế giới từng nói “nên thầy nên thợ vì có học” đó là những khẩu ngữ được các nhà trường sử dụng, treo trang trọng tại phòng họp hay vườn hoa nhà trường nơi có nhiều học trò để ý. Câu nói ấy nhằm nhắc nhở mọi người về vai trò của việc học và tầm quan trọng của người thầy, dù bạn có là thầy, hay làm thợ thì bạn đều phải học và có thầy cô dạy dỗ thì bạn mới có thể học được. Lịch sử Việt Nam mãi mãi biết ơn và tôn vinh những bậc vĩ nhân của dân tộc như Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…họ đã làm vẻ vang lịch sử dân tộc, hay những thiên tài của thế giới họ không thể tự nhiên mà giỏi giang, làm nên sự nghiệp cao cả mà họ đều phải học và trong cuộc đời họ phải có ít nhất một người thầy,  học trò có nhiều cách để tỏ lòng kính yêu đối với thầy cô của mình nhưng. Ngày nay, xã hội hiện đại có rất nhiều thay đổi, đôi khi xã hội chạy theo đồng tiền mà quên đi tình nghĩa, nhưng tình nghĩa thầy trò vẫn không thay đổi vẫn có không ít những thầy cô tận tâm với nghề yêu quý trò như đẻ trò ra. Đó là những người thầy, người cô nơi hải đảo, vùng sâu vùng xa, những thầy cô ấy sẵn sàng rời bỏ quê nhà phồn hoa, đô hội để đem cái chữ đến với học trò nơi còn nhiều thiếu thốn và khó khăn trăm bề.
Ngày ngày đứng trên bục giảng giảng bài, truyền lửa kiến thức cho lớp lớp học trò giống như con ve hát khúc ca mùa hè cho đến lúc chết. Đêm về lại miệt mài bên ánh đèn soạn bài, chấm điểm, tìm tòi ra những phương pháp hay để mỗi bài giảng của mình không khô cứng mà học trò vẫn tiếp thu hết kiến thức cần học. Làng xóm đã ngủ yên con dế, con ve cũng say giấc nồng, không gian chìm vào tĩnh mịch mà thầy đâu có ngủ tất cả vì học sinh thân yêu – những chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy cô không quản ngại khó khăn chỉ với một mong ước nhỏ bé mà không phải cho mình đó chính là mong ước học trò của mình trò nào cũng ngoan sau này lớn lên các trò sẽ là người công dân tốt, có thể mang sức khỏe, đức độ và tài năng của mình xây dựng đất nước, giúp ích cho đời.
Ai đó đã nói nghề giáo là nghề sáng tạo ra những nghề sáng tạo và gọi nhà giáo là những kĩ sư tâm hồn thật không sai. Vì dù bạn là ai, bạn làm gì, ở cương vị nào bạn cũng phải học. Nghề gì có thể nghỉ khi trời mưa dầm gió bấc chứ thầy cô không thể nghỉ. Dù trời rét cắt da, cắt thịt hay khi nắng trang trang, khi mưa như chút thì thấy cô vẫn đến bên bục giảng, thầy cô như ánh nắng mặt trời sưởi ấm, dìu dắt bao thế hệ học trò bước qua mùa đông giá rét, thầy cô cũng là ngọn gió mát lành xua tan đi oi bức của mùa hè để đến với mùa xuân ấm áp, trăm hoa đua nở.
Nếu ai hỏi nghề gì đẹp nhất
Không trần trừ tôi đáp lại ngay
Nghề giáo viên là nghề đẹp nhất
Nghề vinh quang trong tất cả mọi nghề.
Thật vậy! Và những nhà giáo luôn tự hào vì nghề nghiệp của mình đang ươm trồng những mầm xanh cho đất nước (trồng người). Dù người làm nghề giáo đang đứng trên bục giảng hay đã về hưu thì trò vẫn nhớ tới cô, thầy và hàng năm vào những dịp lễ tết trò vẫn đến thăm cô, khi gặp cô ngoài đời vẫn không quên gọi cô ơi. Đối với giáo viên cũng không có bó hoa, món quà nào quý hơn tình cảm của học trò và sự thành đạt của các em chính là món quà lớn nhất trò kính tặng cô.
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Nếu không có nghề giáo thì sẽ như thế nào chưa? Chắc chăn cũng giống như trái đất không có mặt trời, nắng bình minh không có tiếng chim hót có một thi phẩm đã viết:
Nếu gió quên nhớ về vườn cây
Nếu quên chào mặt trời buổi sáng
Nếu không có dáng em dịu dàng bên bục giảng
Thì cuộc đời mất một nét tươi xinh.
Nhà muốn vững chắc phải có móng sâu. Con người muốn giỏi giang, thành đạt thì phải có những năm tháng đầu đời thật tốt đẹp và những năm tháng đầu tiên ấy trẻ có cô mẫu giáo là người thầy, người mẹ hiền thứ hai để dạy dỗ, chăm chút. Trẻ mầm non không học kiến thức cao siêu mà trẻ học toàn diện “học ăn, học nói, học gói, học mở” trong khi tầm hiểu biết và vốn sống của trẻ chưa nhiều đó là một thách thức khó khăn đối với các cô. Nhưng với tấm lòng yêu thương trẻ và tình yêu quê hương đất nước, ý thức, trách nhiệm của một công dân những cô giáo mầm non luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo và các cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ được giao.
Tôi thiết nghĩ sự khôn lớn, hiểu biết của bé chính là món quà lớn nhất mà cô cần trong ngày 20/11. Thật không có gì vui hơn trẻ mẫu giáo tuy nhỏ mà vẫn biết, vẫn nhớ ngày 20/11.
Xin mượn lời của cố  Thủ tướng Phạm Văn Đồng để làm lời kết và tỏ lòng tri ân đến tất cả các thầy các cô những đồng nghiệp mà tôi yêu quý: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.”


 
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Phương Thư

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây