Bài viết về giáo dục lễ giáo cho trẻ
Thứ năm - 13/03/2025 08:11
Ông cha ta có câu "Tiên học lễ, hậu học văn" nghĩa là nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là lễ nghĩa, học cách làm người sau đó mới đến văn hoá, kiến thức.
Chính vì vậy giáo dục lễ giáo có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này. Đầu tiên người lớn phải là tấm gương sáng, chuẩn mực cho trẻ noi theo: Ở lứa tuổi của trẻ, trẻ luôn thích được yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của người lớn đều được trẻ quan tâm, vì vậy tôi luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, nên xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu; giờ đón trả trẻ, luôn ân cần dịu dàng; khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh; khi trẻ hỏi, trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa chiếu lệ.
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi nhà trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng để giáo dục kỹ năng sống ban đầu cho trẻ, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nhỏ…Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Giáo dục lễ giáo trong trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết đến sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Chính vì thế Lớp MGG Trung Phu Trường mầm non Sư Lư rất quan tâm và chú trọng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, với phương châm "Tiên học lễ, hậu học văn".
Một số giải pháp giúp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. Xây dựng lớp học lễ giáo cho rằng, giáo viên cầm luôn chú ý tạo cảnh quan trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp sau khi chơi. Ngoài ra, giáo viên có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền về giáo dục lễ giáo ở các góc theo chủ đề; trang trí hấp dẫn, sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh.
Khi trẻ chơi ở các góc, cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp. Việc lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các góc trẻ rất thích thú và thường xuyên đến xem. Trẻ nhỏ độ tuổi mầm non cần phải học hỏi và trang bị cho mình vô vàn những kiến thức, kỹ năng sống. Đặc biệt giúp trẻ có được những phương hướng trưởng thành, trở thành người tốt, có thái độ tích cực, có trách nhiệm là điều vô cùng quan trọng. Ngoài chuyên môn thì lễ giáo chính là điều mà mỗi người đều phải có. Việc rèn luyện lễ giáo ngay từ sớm sẽ giúp mỗi người hoàn thiện nhân cách tốt nhất. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi: Giờ đón hoặc trả trẻ, tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ đến lớp biết chào cô, sau đó tạm biệt bố mẹ để vào lớp học. Giờ chơi ngoài sân, sinh hoạt chiều nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô, thì tôi giáo dục cháu phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng 2 tay và nói lời cảm ơn. Giờ chơi trong lớp tôi giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không phá công trình của bạn, chơi xong biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp. Phối hợp với các bậc phụ huynh để giáo dục lễ giáo cho trẻ: Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo duc trẻ vì phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học”. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề và cùng nhà trường giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục cho trẻ thói quen chào hỏi. Khi gặp người quen, người lớn tuổi, trẻ phải biết chào hỏi (ví dụ: khi gặp người lớn, trẻ khoanh tay và nói “Con chào ông ạ). Giáo dục lễ giáo giúp trẻ làm quen một số hành vi, chuẩn mực đạo đức đơn giản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi Mầm non trong quan hệ của trẻ với bản thân, với mọi người xung quanh, với gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiên…Từ đó, hình thành ở trẻ một số nề nếp, thói quen và hành vi đẹp, biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái nào đáng chê trách, cái nào được khen, cái nào nên bỏ, cái nào nên noi theo. Những nội dung giáo dục lễ giáo cần dạy cho trẻ bao gồm: Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn; Trẻ biết kính trọng, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ mọi người; Trẻ biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp; Đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè; Biết cảm ơn, xin lỗi, cho nhận bằng hai tay và cuối cùng trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ vệ sinh môi trường.
Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Vì vậy, mỗi chúng ta - những người yêu thương, chăm sóc - giáo dục trẻ nên chỉ bảo, dạy dỗ trẻ những điều hay, lẽ phải để trẻ trở thành "con ngoan, trò giỏi", lớn lên trở thành những công dân tốt, có ích cho đất nước. Vậy một lần nữa mong các bậc phụ huynh quan tâm và phụ huynh đừng ngần ngại, hãy trao đổi với chúng tôi những gì về trẻ một cách thẳng thắng, chân thực để chúng ta cùng nhau phối hợp giáo dục trẻ tốt nhất.
Tác giả bài viết: Lò Thị Phương Thư