CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.

Thứ năm - 29/04/2021 08:10
Chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung bậc học Mầm non nói riêng. Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay theo hướng giáo dục mầm non mới…dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu nhưng chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng phát triển đồng đều theo 5 lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất. Việc hình thành thói quen giao tiếp ứng xử cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Binh 1
Binh 1

Nhiều trẻ mới đi học lớp 2 tuổi chiếm 31%, do trẻ mới tiếp xúc với ngôi trường đầu tiên nên trẻ còn khóc hay là còn rụt rè rất nhiều, một số cháu sức khoẻ yếu, hay ốm, hay nôn chớ ở trên lớp, một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, chưa quan tâm giáo dục trẻ về lễ giáo cũng như thói quen văn minh lịch sự hàng ngày như chưa biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp và về nhà… Dựa vào những thực tế đó tôi thấy việc tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. Qua công tác chăm sóc và áp dụng thực tế, bản thân tôi thấy công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ có tác dụng rất lớn, nếu làm tốt được điều này sẽ tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và nhân cách tốt ở trẻ.

- Một cách giáo dục rất đơn giản trong phương pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ đó là có nhiều trẻ đến lớp chưa biết chào cô và chào bố mẹ hoặc người thân thì cô giáo sẽ dạy trẻ nói: Con chào cô và cho trẻ bắt chước và nói lại… cứ như vậy hàng ngày thực hiện sẽ tạo thành thói quen cho trẻ. Qua đó cho thấy nếu muốn trẻ có ý thức và thói quen nói lễ phép với người lớn tuổi thì cần phải có sự giáo dục uốn nắn của cả 2 phía gia đình và nhà trường  thì trẻ mới có nhận thức đúng đắn và có sự phát triển về nhân cách một cách toàn diện.Vì thế để giáo dục trẻ ngay từ những buổi đầu đến lớp tôi đã chủ động chào bố mẹ trẻ và trẻ, nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo, chiều về tôi nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ và ông bà…nếu thấy trẻ tiến bộ tôi nêu gương và khen trẻ ngay tại lúc đó và trong các buổi nêu gương bé ngoan trước lớp.- Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, bài hát… có nội dung lễ giáo để dạy trẻ như : bài thơ: "Lời chào”. “cháu yêu bà”, bé ngoan…qua đó tôi giáo dục trẻ về thói quen lễ giáo ở mọi lúc, mọi nơi và tôi thấy thu được kết quả rất lớn.

Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về  nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà.

Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Cụ thể: Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ.

Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ (giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng chủ điểm) Ví dụ: Để thực hiện tốt các chủ đề, giáo viên thông báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau: Sưu tầm giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có liên quan đến chủ điểm đang học và trò chuyện với trẻ để trẻ biết được tên gọi, đặc điểm chẳng hạn chủ đề một số loại rau thì phụ huynh có thể cho trẻ nhận biết một số loại rau nhà mình trồng về tên gọi, đặc điểm, lợi ích…. và sau khi trẻ được đến lớp hằng ngày, được tham gia và trải nghiệm các hoạt động học, hoạt động vui chơi hay còn gọi là vừa học vừa chơi nhằm cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, thích khám phá về thế giới xung quanh trẻ. Tù đó nhằm nâng cao phát triển nhận thức , ngôn ngữ, thẩm mỹ, kĩ năng và tình cảm xã hội và từ những các lĩnh vực, hoạt động ở trong trường mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Binh 1
Binh 2

 

 

Tác giả bài viết: Quàng Thị Binh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay218
  • Tháng hiện tại438
  • Tổng lượt truy cập191,337
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính