CÔNG TÁC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON

Thứ năm - 02/05/2024 08:46
Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đủ về vật chất, mà điều quan trọng ở đây là nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa cả về tinh thần lẫn vật chất, nhằm giúp trẻ sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.
Trong công tác chăm sóc giáo dục ở trường hàng ngày các cô tiếp xúc dạy dỗ và sự sáng tạo trong những đồ dùng dạy học tự làm được tận dụng từ những phế thải sinh động hấp dẫn những giờ học, giờ chơi nhẹ nhàng tạo cho trẻ có được cái cảm giác “Trẻ học mà được vui chơi, chơi mà học được nhiều kiến thức cần thiết”. Qua các cách  học đó đã giúp trẻ rất thoải mái, trẻ sẽ tự tin hơn, tạo trẻ có được sự thích thú với trường lớp đồng thời giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu của trẻ qua đó sẽ nhanh và đạt hiệu quả hơn.
Trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo” và cùng với các nội dung trọng tâm trong năm học “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trường tuy cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa nhiều nhưng là cô giáo tôi hưởng ứng cuộc vận động trên và đã tìm tòi mọi biện pháp trong giảng dạy, không dừng lại ở lòng yêu nghề, mến trẻ, còn là sự sáng tạo đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục.
* Trong công tác giáo dục trẻ:
 Ở trường việc cần làm hàng ngày tôi luôn tạo sự sáng tạo trong những đồ dùng dạy học tự làm được tận dụng từ những nguyên vật liệu phế thải đẹp, sinh động hấp dẫn với trẻ, thu hút trẻ và tạo được sự hứng thú của trẻ khi sử dụng, an toàn với trẻ khi sử dụng trong các hoạt động học, hoạt động chơi
 
 Với trẻ tôi luôn tạo sự gần gũi giữa trẻ với cô giáo tôi tiếp xúc gần gũi dạy dỗ trẻ tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm, cuốn hút trẻ vào các hoạt động đa dạng một cách linh hoạt và sáng tạo.
 
Giờ chơi nhẹ nhàng tạo cho trẻ có được cảm giác “Học mà được vui chơi, chơi mà tiếp thu kiến thức cần thiêt”. Bằng cách học đó đã giúp trẻ tinh thần thoải mái, tự tin hơn khi hoạt động, trẻ tích thú với trường lớp đồng thời tăng khả năng tiếp thu của trẻ, qua đó sẽ nhanh và hiệu quả hơn với trẻ. Tất cả đã tạo dựng được một môi trường giáo dục sáng tạo, đổi mới và đậm đà màu sắc. Nhằm tạo dựng môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, an toàn, thực sự tin cậy với các bậc phụ huynh là giáo viên tôi chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ, khơi dậy ở trẻ sự chia sẻ lòng nhân ái, sự mạnh dạn tự tin, khả năng giao tiếp ứng xử .... những kỹ năng này được chuyển tải hướng dẫn tới trẻ thông qua các hoạt động học trên lớp, hoạt động mọi lúc, mọi nơi hoặc trong những hoạt động tìm hiểu về truyền thống hoặc lấy trẻ  làm trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục để sau quá trình học trẻ có thể tự lập, có khả năng tự giác. Chính vì vậy phương pháp dạy học áp dụng ở trường hiện tại đã tạo được sự thoải mái trong hoạt động, phát huy ở trẻ tư duy sáng tạo và sự tự tin. Để thực hiện được điều đó là giáo viên tôi nhận thức sâu sắc rằng mình cần cố gắng nhiều hơn, không ngừng trau dồi học hỏi để nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, rèn luyện về tư duy, tư thế, tác phong và phẩm chất đạo đức của người giáo viên.
 Bên cạnh đó tôi cũng cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, và các bậc phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm giáo dục trẻ một cách hoàn thiện hơn.
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Xiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay69
  • Tháng hiện tại2,085
  • Tổng lượt truy cập192,984
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính