BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRẺ MẪU GIÁO

Thứ sáu - 17/11/2023 09:51
Các bậc phụ huynh thân mến! Chắc chắn khi các bậc phụ huynh đưa con đến trường không khỏi quan tâm lo lắng rằng “Ở trường con mình được cô giáo dạy dỗ như thế nào? Được học, được chơi gì? Ăn, ngủ ra sao? Vệ sinh như thế nào?”
Cũng giống như các trường mầm non khác, một ngày ở trường Tiên Thắng các bé được tham gia vào rất nhiều các hoạt động, các bé được học, được chơi, được sự chăm sóc tận tình của các cô qua các giờ ăn, ngủ, vệ sinh, thông qua việc chơi, giao tiếp và các việc làm phù hợp với lứa tuổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Hoạt động học là một trong những hoạt động chính trong ngày của trẻ. Thông qua hoạt động học trẻ được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ thông qua các lĩnh vực phát triển: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ. Trong mỗi các lĩnh vực trẻ được hoạt động qua các bài học được thoả sức sáng tạo, tư duy…..
           Sau đây là một số hình ảnh các giờ học của trẻ thông qua các lĩnh vực phát triển:
Thể dục kỹ năng qua các tiết học sẽ giúp trẻ có tính dẻo dai bền bỉ, rèn sự khéo léo nhanh nhạy từ đó trẻ sẽ phát triển các tố chất thể lực. Bên cạnh đó trẻ sẽ có một tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh giúp trẻ tích cực hoạt động từ đó quá trình tâm lí nhận thức tình cảm xã hội cũng tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy các hoạt động thể dục kĩ năng luôn được tổ chuyên môn cũng như từng giáo viên xây dựng làm sao cho phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của từng nhóm lớp. Các hoạt động thể chất đều đổi mới theo hướng mở trẻ tích cực tham gia, môi trường hoạt động cùng với đồ dùng đồ chơi phong phú mà giáo vên say mê sáng tạo là một phương tiện thu hút học sinh hoạt động trong các giờ thể chất. Từ đó nâng cao được phát triển vận động, phát triển thể chất cho các bé tại trường.
       Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình sẽ mang đến cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật, đồ chơi… và mọi điều của thế giới xung quanh. Qua đó trẻ có cái nhìn đánh giá tổng quan, đưa ra ý kiến của bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai. Mỗi sản phẩm của trẻ đều mang nội dung và tên gọi riêng do trẻ tự làm ra, tự sáng tạo. Từ những màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu tượng cho ta thấy được tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm
 
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới diệu kì đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi âm nhạc được xem như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin, thông minh hơn. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong 5 lĩnh vực quan trọng được thực hiện trong các trường mầm non. Bằng nhiều hoạt động khác nhau, giáo viên giúp cho trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội. Việc giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trở nên gần gũi, thiết thực có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các nội dung phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội sẽ phong phú, gần gũi, thiết thực đối với trẻ giúp trẻ có thái độ, hành vi ứng sử phù hợp với thế giới, gần gũi xung quanh
 
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Mầm non. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ trẻ được đọc thơ, nghe cô giáo kể chuyện, trẻ được kể chuyện sáng tạo theo ý hiểu của mình thông qua các hình ảnh, đồ vật…. Trẻ được cô hướng dẫn kể lại chuyện theo nội dung câu chuyện. Qua đó sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng, tự tin hơn khi giao tiếp.
 
Giáo dục phát triển nhận thức là tăng khả năng nhận biết, hướng suy nghĩ của trẻ tập trung vào 3 lĩnh vực chính sau: làm quen với toán học, khám phá khoa học và khám phá xã hội. Thông qua bài học trẻ được tư duy, khám phá khoa học, khám phá xã hội giúp phát triển khả năng nhận thức tư duy của trẻ.
Trong các giờ học các con rất hứng thú say sưa tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ được lĩnh hội các kiến thức từ các hoạt động học. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ./.
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay132
  • Tháng hiện tại3,632
  • Tổng lượt truy cập190,568
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính