HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI MÙNG 8/3

Thứ bảy - 27/03/2021 17:25
Áo dài được xem là trang phục truyền thống của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi vì áo dài thực sự đã tôn vinh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt.
Áo dài 2
Áo dài 2
Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng.Việc này góp phần tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về lịch sử, giá trị của áo dài Việt Nam, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là cán bộ, hội viên, phụ nữ trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa.Áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống và là biểu tượng về nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, miềm mại và thanh thoát hơn. Áo dài đã gắn liền với tâm hồn người Việt Nam.
       Hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài" 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động cán bộ giáo viên Trường Mầm non Sư Lư mặc áo dài để hưởng ứng và tham dự các hoạt động diễn ra trong dịp 8/3, nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công tác, học tập, nơi công cộng. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi cán bộ, phụ nữ và người dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam.
Hưởng ứng kỉ niệm 110 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trường Mầm non Sư Lư hưởng ứng hoạt động "Áo dài- Di sản văn hoá Việt Nam" vận động khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc áo dài trong các ngày lễ lớn, trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo thuận tiện nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công tác, nơi sinh sống.
  Đây là hoạt động nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa qua bộ trang phục truyền thốn của người Việt, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn góp phần thúc đẩy việc công nhận Áo dài là di sản Quốc gia.
  Hoạt động này nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội. Đồng thời còn khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ào dài Việt Nam trong mỗi phụ nữ, người dân hướng tới đề xuất công nhận áo dài là di sản văn hóa phi  vật thể cấp quốc qia.
Chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là đẹp, giản dị và lịch sự. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng trong những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những sự kiện, cuộc thi quan trọng.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước. Và áo dài luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
 

Áo dài 2
ảnh áo dài 1

Tác giả bài viết: Bạc Thị Dung

Nguồn tin: MN Sư Lư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay105
  • Tháng hiện tại3,605
  • Tổng lượt truy cập190,541
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính